"Lằn ranh đỏ" trong vụ án bà Nguyễn Phương Hằng

Qua vụ việc của bà Nguyễn Phương Hằng, người dùng mạng xã hội phải tỉnh táo, biết được “lằn ranh đỏ” giữa quyền tự do ngôn luận và những hành vi vi phạm pháp luật. Đừng biến mình từ người dùng mạng xã hội trở thành kẻ phạm tội

Việc Công an TP HCM khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng (nguyên Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam) là điều đã được dự báo từ trước và được dư luận ủng hộ.

Điều đáng nói là cùng livestream với bà Nguyễn Phương Hằng còn có một số "khách mời" là những người có kiến thức pháp luật như tiến sĩ luật, luật sư …. Những người này có lời nói, hành vi phụ họa cho bà ta trong việc chửi bới người khác.

Hiểu đúng về "Quyền tự do ngôn luận"

Có ý kiến cho rằng việc phát ngôn trên các nền tảng mạng xã hội là "quyền tự do ngôn luận" được pháp luật cho phép, ai không đồng ý với phát ngôn của bà Hằng thì có quyền lên mạng phản biện lại.

Họ hiểu về "quyền tự do ngôn luận" như vậy có đúng không? Pháp luật hiện hành quy định về "quyền tự do ngôn luận" như thế nào?

Điều 25 Hiến pháp năm 2013 ghi: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định."

Cùng với đó, khoản 4 điều 15 Hiến pháp 2013 quy định: "Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác".

Lằn ranh đỏ trong vụ án bà Nguyễn Phương Hằng - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Phương Hằng

Điều 20, 21 Hiến pháp 2013 cũng quy định rất rõ về quyền bất khả xâm phạm về sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bảo vệ danh dự, uy tín của cá nhân. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc cơ bản pháp luật dân sự: "Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác" (khoản 4 điều 3). 

Điều 10 của BLDS quy định về Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự như sau: "1. Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật. 2. Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định."

Qua tang dai hoi hoi cuu chien binh 2022 2027

Cùng với hai điều luật này là các điều luật quy định về "quyền của  cá nhân đối với hình ảnh" (điều 32); "quyền được bảo vệ danh dự, uy tính, nhân phẩm (điều 34);  "Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình". Bất kỳ tổ chức cá nhân nào xâm phạm đến quyền nhân thân của người khác đều bị chế tài, theo các hình thức khác nhau được quy định từ điều 11 đến điều 14 BLDS 2015.

Điểm d, khoản 1 điều 9 Luật An ninh mạng năm 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, tại điều 9 thể hiện: "Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác".

Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021, tại quy tắc 3.1 "1. Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân." Quy tắc 4.6: "6. Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội."

Với các quy định này, đã thể hiện: Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng không phải muốn phát ngôn thế nào cũng được. Việc phát ngôn, nhất là trên các nền tảng mạng xã hội phải chính xác, có căn cứ và không được lợi dụng việc phát ngôn để xúc phạm người khác, đưa thông tin sai sự thật, kết tội người khác một cách hồ đồ, vô căn cứ.

Phát ngôn sai sự thật, bị xử lý như thế nào?

Trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng không phải là cá biệt. Trước đó, đã có nhiều trường hợp đưa thông tin sai sự thật lên mạng xã hội, đã bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Tuy nhiên, câu chuyện của bà Hằng nổi đình đám bởi sự việc diễn ra kéo dài từ tháng 3-2021 đến nay, đồng thời việc livestream của bà còn có sư tham gia của một vài người am hiểu pháp luật và phát ngôn liên quan đến nhiều người từ quan chức chính quyền đến ca sĩ, nhà báo, người nổi tiếng khác…

Việc bà Hằng sử dụng các nền tảng mạng xã hội để kết tội một số người là vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Cụ thể Hiến pháp 2013, khoản 1 điều 102 Hiến định: "Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp". Quy định này được hiểu là ở Việt Nam, chỉ có Tòa án nhân dân mới có quyền xét xử và thực hiện quyền tư pháp. Ngoài tòa án, không một tổ chức, cá nhân nào có quyền kết tội người khác.

Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 (được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018) quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, tại khoản 1 điều 5 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi: "Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân".

Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông…, đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiệnviệc cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. 

Trường hợp có hành vi tiết lộbí mật đời tư của cá nhân người khác và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu. Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bịbuộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện các hành vi vi phạm nêu trên.

Nếu hành vi đưa tin sai sự sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân mà gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể xử lý hình sự. 

Tùy vào hành vi và nội dung vi phạm mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự về một trong các tội được quy định tại BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như: "Tội làm nhục người khác" (điều 155); "Tội vu khống" (điều 156); "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" (điều 331) 

Vì vậy, qua vụ việc của bà Hằng, người dùng mạng xã hội phải tỉnh táo, biết được “lằn ranh đỏ” giữa quyền tự do ngôn luận và những hành vi vi phạm pháp luật. Đừng biến mình từ người dùng mạng xã hội trở thành người phạm tội. 

Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền cần phải xử lý nghiêm những người tham gia livestream cùng với bà Hằng trong việc có lời nói, hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, xâm phạm đời tư người khác.

Bạn đang xem: "Lằn ranh đỏ" trong vụ án bà Nguyễn Phương Hằng
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0987256889